Tính đến nay (27/5) hơn 2.9 triệu liều vắc xin COVID-19 đã về đến Việt Nam.
Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc. Hơn 1 triệu liều đã được triển khai tiêm chủng. Nhiều câu hỏi đã và đang được đặt ra cho công tác cung ứng; triển khai tiêm chủng vắc xin COVID19 trong giai đoạn tới.
Sau cuộc trao đổi với ông Nitin Kapoor – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam; và bà Emily Hamblin – Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM về vấn đề này:
Ông Nitin Kapoor – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam (trái); và bà Emily Hamblin (phải)- Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM chia sẻ về vắc xin COVID-19
Phóng viên: Trong bối cảnh dịch bệnh hết sức phức tạp như hiện nay; vắc xin được các chuyên gia đánh giá là một trong những giải pháp căn cơ; giúp đẩy lùi đại dịch. Tuy nhiên; bên cạnh đó vấn đề an toàn; cũng như các phản ứng bất lợi có thể xảy ra đang là câu hỏi lớn đối với người dân. Riêng đối với vắc xin COVID-19 của AstraZenaca; tính đến thời điểm hiện nay đã được ghi nhận như thế nào về vấn đề hiệu quả; cũng như tính an toàn thưa ông?
Ông Nitin Kapoor – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc AstraZeneca Việt Nam
Mr. Nitin Kapoor: Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cấp phép lưu hành; có điều kiện hoặc phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại gần 80 quốc gia; Tổ chức Y tế thế giới (WHO); cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin; nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận vắc xin cho tới 142 quốc gia thông qua COVAX Facility.
Với hơn 400 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đã được cung ứng trên toàn thế giới; vắc xin COVID-19 của chúng tôi đã giúp cứu sống hàng chục ngàn người và ngăn ngừa hàng chục ngàn ca bệnh nặng phải nhập viện kể từ đầu năm nay.
Các cơ quan quản lý ở Vương quốc Anh, Liên minh Châu Âu; và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng lợi ích của vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vượt trội hơn đáng kể so với những rủi ro cực kì hiếm gặp.
Song song đó; đảm bảo an toàn cho vắc xin luôn là điều tối quan trọng; chúng tôi đang tích cực làm việc với các cơ quan quản lý, các cơ quan khuyến nghị và cộng đồng khoa học trên toàn thế giới để tìm hiểu thêm về dịch tễ học và khả năng về cơ chế đằng sau những sự kiện cực kỳ hiếm gặp này để hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra.
Phóng viên: Tại Việt Nam; vắc xin AstraZeneca là vắc xin đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt nhưng đồng thời Việt Nam cũng là một trong những quốc gia Châu Á đầu tiên được tiếp cận vắc xin này từ giai đoạn sớm, xin ông hãy chia sẻ về hành trình này?
Lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế; Tổng Lãnh sự quán Anh tại thành phố Hồ Chí Minh; đại diện Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC); Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam; Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất có mặt tại sân bay đón lô vắc xin COVID-19 của AstraZeneca đầu tiên về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua giữa VNVC và AstraZeneca.
Mr. Nitin Kapoor: Điều đầu tiên Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam; Bộ Y tế và các bạn- những người dân Việt Nam đã quyết liệt và cùng chung tay để kiểm soát tốt dịch bệnh trong thời gian vừa qua.
Về tiến trình đưa vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca về Việt Nam đó là sự nỗ lực và cả một hành trình dài với sự hỗ trợ tối đa từ Chính Phủ, Bộ Y tế, Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam… Trong tình hình diễn biến phức tạp, tất cả các hoạt động đều phải được triển khai một cách nhanh chóng chứ không chỉ riêng lĩnh vực y tế; sản xuất thuốc hay cung ứng vắc xin.
Ngay từ giữa năm 2020; khi kết quả và dữ liệu về thử nghiệm lâm sàng của vắc xin AstraZeneca chỉ mới được công bố ở giai đoạn 1-2, các dữ liệu của giai đoạn 3 chưa được công bố chính thức; thì quá trình làm việc; trao đổi giữa AstraZeneca và Bộ Y tế đã được triển khai nhằm có thể rút ngắn tối đa thời gian đưa vắc xin của AstraZeneca về Việt Nam ngay khi các các kết quả thử nghiệm được hoàn thiện.
Với những nỗ lực đó; Việt Nam đã trở thành một trong những Quốc gia đầu tiên ở khu vực Châu Á được tiếp cận vắc xin của AstraZeneca thông qua bản thỏa thuận ghi nhớ được ký kết giữa Bộ Y tế; AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần vắc xin Việt Nam (VNVC) vào tháng 11/2020; đến tháng 2/2021; vắc xin COVID-19 của AstraZeneca chính thức được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt. Tính đến thời điểm hiện tại; hơn 1 triệu nhân viên y tế; lực lượng tuyến đầu; người có nguy cơ cao… tại Việt Nam đã được tiêm vắc xin COVID-19 của AstraZeneca, chúng tôi đánh giá cao giải pháp phân nhóm ưu tiên trong việc tiêm chủng vắc xin tại Việt Nam.
Trong giai đoạn hiện nay; Bộ Y tế và AstraZeneca vẫn đang tiếp tục nỗ lực để có thể nhanh chóng tiếp cận; cung ứng vắc xin COVID-19 cho Việt Nam.
Trong tối ngày 25/5; lô vắc xin phòng COVID-19 AstraZeneca thứ tư với số lượng 288.000 liều đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất đưa tổng số lượng vắc xin AstraZenca về Việt Nam trong thời gian qua lên gần 2,9 triệu liều; để lô thứ tư với 288.000 về Việt Nam là một nỗ lực rất lớn khi trong vòng chưa đầy 3 ngày làm việc kể từ những thông tin đầu tiên về khả năng tiếp cận đối với lô vắc xin này được đưa ra thì tất cả các hồ sơ; thủ tục pháp lý đã được triển khai hết sức nhanh chóng từ tất cả các cơ quan; tổ chức, ban ngành để đưa lô vắc xin về Việt Nam.
Để có được điều này đó là một nỗ lực, quyết đoán và chủ động của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19.
Đưa vắc xin COVID-19 về Việt Nam là một hành trình dài với những nỗ lực vượt bậc
Phóng viên: Thưa Bà Emily Hamblin; là một trong những nước ủng hộ cho chương trình COVAX nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiếp cận vắc xin COVID-19 giữa các nước trên thế giới; xin bà chia sẻ thêm về những đóng góp của Vương Quốc Anh trong chương trình COVAX?
Bà Ms Emily Hamblin: Vương Quốc Anh nhận thức rõ tác động của dịch bệnh đối với cộng đồng trên toàn thế giới. Chính phủ Anh tự hào là một trong những nhà hỗ trợ lớn nhất cho cơ chế COVAX; cung cấp 548 triệu bảng Anh hỗ trợ việc phân phối công bằng vắc xin tại 92 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra; chúng tôi cũng tự hào rằng khoa học và công nghệ của Vương quốc Anh đã đóng vai trò tiên phong trong việc phát triển vắc xin nhanh chóng; trong đó có vắc xin của Đại học Oxford và tập đoàn AstraZeneca.
Nếu cả thế giới đều có cơ hội tiếp cận vắc xin và tiêm chủng như nhau thì chúng ta mới có cơ hội nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, các nước mở cửa trở lại cho các hoạt động giao thương, kinh tế; đồng thời chặn đứng được sự lây lan; đột biến của vi rút để có thể kiếm soát được dịch bệnh.
Bên cạnh chương trình COVAX; Chính phủ Anh còn hỗ trợ kết nối; xây dựng các mối quan hệ hợp tác khoa học nhằm chia sẻ những nghiên cứu; thành tựu khoa học để hỗ trợ công tác chống dịch trên toàn thế giới đạt hiệu quả. Một ví dụ có thể kể đến là sự hợp tác giữa Đại học Bristol (Anh); và công ty VABIOTECH (Việt Nam); góp phần vào mục tiêu phát triển vắc xin nội địa tại Việt Nam.
Phóng viên: Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca được sản xuất từ nhiều đơn vị khác nhau trên thế giới.
Việc khác nhau về nguồn gốc sản xuất của vắc xin có tạo nên sự khác biệt trong cách tiếp cận (thông qua COVAX hay thông qua hợp đồng mua trước), hiệu quả cũng như tính an toàn của vắc xin? Nếu tiêm những mũi vắc xin từ những nhà sản xuất khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch?
Mr. Nitin Kapoor: Câu trả lời ngắn gọn nhất cho vấn đề được bạn đặt ra đó là “không”.
Để sản xuất số lượng lớn vắc xin với tốc độ nhanh; chúng tôi đã xây dựng hơn 10 chuỗi cung ứng song song ở tầm khu vực; và đang hợp tác với hơn 20 đối tác tại 15 quốc gia khác nhau. AstraZeneca chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính an toàn; hiệu quả và chất lượng của tất cả vắc xin COVID-19 được sản xuất trong mạng lưới cung ứng toàn cầu của chúng tôi; bao gồm các cơ sở sản xuất trên khắp các châu lục. Điều này có nghĩa là mỗi lô vắc xin được sản xuất trong mạng lưới cung cấp của chúng tôi phải đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng chính xác như nhau.
Tại tất cả các đơn vị sản xuất; việc kiểm soát chất lượng được thực hiện ở mọi giai đoạn sản xuất; để đảm bảo quá trình sản xuất được kiểm soát tốt và kết quả nhất quán theo yêu cầu. Mỗi thử nghiệm này đều được kiểm định và bao gồm quy trình với từng bước cụ thể phải được thực hiện. Để được đưa vào sử dụng; mỗi lô vắc xin của chúng tôi trải qua hơn 60 thử nghiệm kiểm soát chất lượng khác nhau trong suốt quá trình từ giai đoạn sản xuất cho đến khi tiêm chủng.
Phóng viên: Theo các thống kê cho thấy; Vương quốc Anh là một trong những Quốc gia dẫn đầu về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên thế giới; xin bà có thể chia sẻ thêm một vài thông tin về vấn đề này?
Ms Emily Hamblin: Hiện nay tại Vương quốc Anh có khoảng 37 triệu người lớn được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; chiếm khoảng 70% dân số trưởng thành của Vương Quốc Anh. Trong đó có 21 triệu người đã được tiêm mũi thứ 2.
Tính đến thời điểm hiện tại; chương trình tiêm chủng và các chính sách được Chính phủ Anh triển khai trong công tác phòng; chống dịch COVID-19 như quy định về việc đeo khẩu trang đã giúp Vương quốc Anh kiểm soát được dịch COVID-19; số lượng ca ghi nhận ở mức thấp; bảo vệ được sức khỏe của cộng đồng.
Phóng viên: Với hơn 20 đối tác tại 15 quốc gia khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứng vắc xin của AstraZeneca trên toàn cầu; đâu là cơ hội cho Việt Nam trong việc chuyển giao kỹ thuật; có thể sản xuất vắc xin như các quốc gia khác trên thế giới?
Mr. Nitin Kapoor: Việc chuyển giao công nghệ sản xuất là một trong những nội dung trọng tâm được AstraZeneca quan tâm; vì phương pháp tiếp cận chiến lược mà AstraZeneca lựa chọn chính là tập trung vào kết nối cộng đồng toàn cầu lại với nhau; qua việc hợp tác với các nhà khoa học; các chính phủ; tổ chức đa phương và nhà sản xuất để xây dựng các thỏa thuận nhằm phát triển và cung ứng vắc xin.
Ưu tiên hiện tại của AstraZeneca là thực hiện các cam kết toàn cầu của chúng tôi với các chính phủ; các tổ chức y tế quốc tế càng nhanh càng tốt để giúp chấm dứt đại dịch. Do đó trong giai đoạn này AstraZeneca; sẽ ưu tiên tập trung tối ưu hoá chuỗi cung ứng hiện có; sau đó mới tiếp tục phát triển các chuỗi cung ứng mới.
Trước đây; AstraZeneca Việt Nam cũng đã thực hiện đánh giá khả năng tham gia chuỗi cung ứng vắc xin toàn cầu của Việt Nam.
AstraZeneca đã tìm hiểu toàn diện khả năng sản xuất từ các phòng thí nghiệm; đơn vị sản xuất sinh học về khả năng tiếp nhận công nghệ; năng lực sản xuất; quy chuẩn chất lượng cũng như yêu cầu về cung ứng trên toàn cầu… Vì đây là một quy trình đòi hòi nhiều thời gian; hoạt động này vào năm ngoái đã được tạm dừng để công ty có thể tập trung tăng cường năng lực sản xuất của các chuỗi cung ứng và đối tác sẵn có; phục vụ cho mục tiêu cung ứng vắc xin cấp bách của toàn cầu.
Về vấn đề chuyển giao trong tương lai; chúng tôi nhìn nhận Việt Nam đang có đà phát triển công nghệ dược phẩm; sinh học… rất tốt; nên hoàn toàn có thể hy vọng trong; thời gian tới sẽ có sự bắt tay hợp tác giữa AstraZeneca; các đơn vị Việt Nam để tham gia vào chuỗi cung ứng; sản xuất vắc xin không chỉ cho Việt Nam mà còn trên toàn cầu.
Đồng thời năm 2019; trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới nhà máy của AstraZeneca; tại Thụy Điển chúng tôi cũng đã chia sẻ ý định; tăng cường đầu tư và chuyển giao công nghệ sản xuất dược phẩm với các đối tác tại Việt Nam; hi vọng sẽ có thể có cả vắc xin trong tương lai.
Trích nguồn: BỘ Y TẾ