Các triệu chứng phổ biến của COVID-19; bao gồm ho, khó thở, nhức đầu, mệt mỏi và sốt. Nhưng sau khi các triệu chứng COVID-19 biến mất; một số người có thể bị “sương mù não” – một vấn đề kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Sương mù não là gì?
Sương mù não liên quan đến các vấn đề về suy nghĩ, trí nhớ và sự tập trung: hay quên, thiếu tập trung, mệt mỏi và kém minh mẫn… nhưng đối với nhiều bệnh nhân; nó có thể là một thách thức để mô tả chỉ ra các triệu chứng của sương mù não.
TS Talya Fleming, Giám đốc y tế Chương trình phục hồi chức năng sau COVID, Viện Phục hồi chức năng JFK Johnson cho biết: Bệnh nhân thường nói rằng họ cảm thấy không ổn; cảm thấy có điều gì đó bao trùm khiến mọi thứ không còn sắc nét như trước đây.
Hội chứng sương mù não gây giảm trí nhớ, khó tập trung.
“Sương mù não” kéo dài là một trong những triệu chứng thần kinh mà những người bị COVID-19 thường báo cáo. Trong một số trường hợp; sương mù não, hoặc suy giảm nhận thức, có thể kéo dài nhiều tháng sau khi bệnh đã khỏi.
Nhiều bệnh nhân phàn nàn gặp vấn đề với trí nhớ; dễ bị phân tâm, khó theo dõi cuộc trò chuyện và khó tập trung và tham gia vào các công việc hàng ngày. Các triệu chứng của sương mù não cũng có thể xuất hiện như:
-Bước vào một căn phòng và quên mất lý do tại sao bạn ở đó.
-Khó nghĩ ra từ đúng.
-Khó nhớ những gì bạn vừa đọc.
-Mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ.
-Quên công thức nấu ăn hoặc các bước khi nấu ăn.
-Quên những gì bạn đang làm sau khi trở nên mất tập trung…
Những triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bệnh nhân trải qua cấp cứu y tế và trở lại làm việc. Trong nhiều trường hợp; bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện công việc hoặc quản lý hàng ngày. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của họ.
Điều gì gây ra sương mù não sau COVID-19?
Theo TS Fleming, hiện các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra chứng sương mù não sau COVID-19. Tuy nhiên, một số nguyên nhân đã được xác định gây nên tình trạng này bao gồm:
– Thiếu oxy do tổn thương phổi.
– Viêm ảnh hưởng đến tế bào não.
– Rối loạn tự miễn dịch khiến hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
– Thiếu lưu lượng máu do sưng các mạch máu nhỏ trong não…
Nguyên nhân gây sương mù não còn do làm việc quá sức, thiếu ngủ , căng thẳng và dành quá nhiều thời gian cho máy tính. Ở cấp độ tế bào; sương mù não được cho là do tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao và những thay đổi đối với hormone quyết định tâm trạng; năng lượng và sự tập trung của bạn.
Ngoài ra, việc dùng thuốc hay các tình trạng y tế (liên quan đến viêm nhiễm, mệt mỏi hoặc thay đổi mức đường huyết); thậm chí sự thiếu hụt hoặc không đủ chất dinh dưỡng; có thể góp phần gây ra các triệu chứng sương mù não.
Tiến sĩ Fleming cho biết: Các biến chứng lâu dài sau khi nhiễm COVID-19 là khác nhau ở mỗi người. Đối với một số bệnh nhân; chứng sương mù não sau COVID-19 có thể biến mất sau khoảng ba tháng. Nhưng đối với những người khác; nó có thể tồn tại lâu hơn nữa.
Ứng phó thế nào với hội chứng sương mù não?
Điều trị sương mù não phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ: nếu bạn đang bị thiếu máu, bổ sung sắt có thể làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu và giảm sương mù não…
Đôi khi, giảm thiểu tình trạng sương mù ở não là vấn đề điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng; chuyển thuốc hoặc cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện chứng sương mù não bao gồm:
Ngủ đủ 7- 9 giờ mỗi đêm.
Quản lý căng thẳng
Hạn chế uống cà phê
Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh …