Nếu là F0 có thể tự dùng thuốc điều trị COVID-19 theo đơn của bác sĩ tại nhà; đây là những gì bệnh nhân cần lưu ý.
Nguyên tắc điều trị COVID-19
Không giống như bệnh lý do vi khuẩn gây ra đã có các kháng sinh để điều trị nguyên nhân; hầu hết bệnh lý do virus chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu. Do đó; nguyên tắc chung trong điều trị COVID-19 tương tự như trị bệnh do virus khác; chính là tập trung vào điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng của bệnh nhân và phát hiện; xử trí kịp thời các trường hợp biến chứng của bệnh nhằm giảm tỉ lệ tử vong chung.
Để đảm bảo thực thi các nguyên tắc này; việc phân tầng đúng nguy cơ cho người bệnh và giám sát chặt chẽ họ; trong khoảng thời gian bệnh dễ diễn biến tăng nặng (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10) đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chỉ những người bệnh được đánh giá là có khả năng (hoặc có người hỗ trợ) chăm sóc bản thân; có thể tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ; biết cách liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi; không có bệnh nền không thuộc đối tượng sinh lý đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, phụ nữ mang thai) mới được cách ly; điều trị COVID-19 tại nhà.
Khi biết mình nhiễm SARS-CoV-2; tâm lý hoang mang lo sợ thường sẽ khiến người bệnh tìm cách dùng thuốc càng sớm càng tốt. Việc này có thể khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ và độc tính của thuốc; thậm chí dùng thuốc điều trị COVID-19 không đúng thời điểm có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà
Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà bao gồm các thuốc điều trị triệu chứng; thuốc giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, thuốc phòng và điều trị biến chứng. Trong đó; một số thuốc điều trị COVID-19 cần được dùng đúng thời điểm; dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế; tránh lạm dụng gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và điều trị về sau.
Thuốc không cần kê đơn
– Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc chứa dược chất paracetamol 500 mg thường dùng khi bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 38,5oC; đau đầu hoặc đau nhức mình mẩy.
– Thuốc bù điện giải: Oresol sử dụng để bù nước, chất điện giải khi bệnh nhân sốt cao; tiêu chảy và nên được chỉ định sớm cho bệnh nhân điều trị COVID-19 nhằm chống cô đặc máu.
– Thuốc nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch: Các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin nhóm B, vitamin C; vi chất dinh dưỡng. Uống theo liều ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn sử dụng.
Thuốc cần kê đơn
Những thuốc sau đây có thể được kê đơn cho bệnh nhân điều trị COVID-19 để điều trị triệu chứng và biến chứng kèm theo. Cần liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được kê đơn và hướng dẫn cách dùng; liều dùng phù hợp.
– Thuốc chống viêm ức chế miễn dịch corticoid: Gồm Dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone… Đây là nhóm thuốc chống viêm; ức chế miễn dịch mạnh do đó không dùng điều trị COVID-19 thể nhẹ ở giai đoạn sớm. Vì khi cơ thể nhiễm virus thì hệ miễn dịch sẽ được kích hoạt để bảo vệ cơ thể thông qua cơ chế vây bắt và tiêu diệt virus. Nếu dùng corticoid sớm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự đào thải virus của hệ miễn dịch; dẫn tới thời gian điều trị kéo dài hoặc tăng tỉ lệ gặp biến chứng nặng. Chỉ tới khi phản ứng miễn dịch của cơ thể quá mức gây bão cytokine gây tổn thương phổi cũng như các cơ quan khác và ảnh hưởng đến chức năng sống của bệnh nhân; corticoid mới được chỉ định.
– Thuốc chống đông máu: Rivaroxaban, Apixaban được sử dụng điều trị COVID-19 khi bệnh nhân có nguy cơ tăng đông máu gây tắc mạch.
– Thuốc kháng virus: Hiện đang trong quá trình thử nghiệm, chỉ dùng cho một số đối tượng dưới sự giám sát chặt của cán bộ y tế, chưa có thuốc nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân COVID-19.
– Kháng sinh: Kháng sinh không có tác dụng với virus nên chỉ được chỉ định trong những trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, nhiễm trùng cơ hội.
– Thuốc điều trị mất ngủ, ho, nghẹt mũi, thuốc trị ngứa da, ban da…
Những lưu ý khi bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà
Duy trì “5K: Khẩu trang- Khử khuẩn- Khoảng cách- Không tập trung- Khai báo y tế” theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chuẩn bị vật dụng hỗ trợ theo dõi: Nhiệt kế theo dõi nhiệt độ; máy đo phân áp oxy, máy đo huyết áp.
Lưu sẵn số điện thoại cần phòng khi có tình huống khẩn cấp: Số điện thoại cấp cứu, nhân viên y tế phụ trách địa bàn bệnh nhân sinh sống; nhân viên y tế trong các hội nhóm thiện nguyện.
Theo dõi hàng ngày các triệu chứng: Mệt mỏi; ho, ho có đàm, ho ra máu; ớn lạnh/ gai rét; viêm kết mạc (mắt đỏ); mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy. Thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo. Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.
Báo ngay với nhân viên y tế khi có biểu hiện tăng nặng của các triệu chứng như: Phân áp oxy dưới 95%; khó thở, tim nhanh, tím môi, tím đầu chi, da xanh, chân tay lạnh; thay đổi ý thức, tâm trạng bất ổn… Với trẻ nhỏ cần lưu ý triệu chứng: Sốt cao, ăn uống kém, nôn, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…
Không dùng thuốc điều trị triệu chứng khi không có triệu chứng.
Thận trọng trong sử dụng thuốc. Không dùng cùng lúc nhiều đơn thuốc; đặc biệt chú ý các biệt dược có cùng một hoạt chất để tránh uống quá liều gây ngộ độc (như các biệt dược cùng chứa paracetamol; các loại thuốc đều là vitamin tổng hợp).
Thuốc cần kê đơn phải dùng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế.